Đôi lúc trẻ em có thể có những hành động không bình thường nhưng cha mẹ nên chú ý vì không loại trừ đó là dấu hiệu của chứng rối loạn hành vi.
Rối loạn hành vi là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên. Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn này thường gặp phải những khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường, được xã hội chấp nhận.
Tạp chí Parents chỉ ra 6 thói quen từ những hành vi và thói quen của con trẻ mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Tuy nhiên, cha mẹ cần xử lý một cách có kế hoạch và hệ thống.
Những thói quen bao gồm:
1. Nói quá nhiều mà không biết chán
Bé nhà bạn có thể vui mừng khoe với bạn điều gì đó hoặc kể một câu chuyện mà để lại ấn tượng với chúng. Đừng ngắt lời hoặc yêu cầu trẻ dừng lại vì điều đó chẳng khác nào bạn tước đi niềm vui của con mình. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cùng bé đến chơi nhà người thân hay bạn bè thì hãy nói cho trẻ hiểu rằng không nên nói quá nhiều ở chỗ đông người vì đó là mất lịch sự. Hãy xoa dịu trẻ bằng cách hứa bạn sẵn sàng nghe lại câu chuyện khi về nhà.
2. Hành vi thô lỗ và bạo lực
Phản ứng với những lỗi lầm của con trẻ một cách bình tĩnh bởi vì hét và đánh mắng ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển nhân cách của con bạn. Ví dụ một cậu bé đấm bạn, cậu ta sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, tuy nhiên những hành động nhỏ như trêu chọc hay thách thức nên được xử lý nhẹ, tùy thuộc vào bản chất của hành động.
3. Không có thái độ hợp tác khi bố mẹ sai bảo
Nếu bạn phải liên tục kêu gào trẻ phải làm những điều mà chúng không muốn, trẻ sẽ trở nên cứng đầu và lỳ lợm với các mệnh lệnh. Dần dần, tính xấu ấy sẽ ảnh hưởng đến tính cách trẻ sau này. Do đó, thay vì la hét hay cố nghiêm khắc thì bạn hãy từ từ bước đến bên con, nhìn vào mắt chúng và đề nghị việc con có thể làm. Tỏ ra rằng bố mẹ đang cần sự giúp đỡ từ đứa con yêu bé bỏng sẽ hiệu quả hơn so với việc bạn ra lệnh cho chúng một cách cứng nhắc.
4. Nói phóng đại sự thật
Bạn nên quan sát kĩ thái độ của trẻ. Thông thường sự nổi loạn, ngỗ ngược hầu như được thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhưng thực chất, những hành vi này đã xuất phát từ bé và đã trở thành thói quen. Do đó đừng bao giờ nói chuyện thô lỗ hay nặng lời với trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Không cổ động cho việc con bạn nói về điều gì đó quá với sự thật. Có thể chúng ta cho rằng điều đó không có gì nguy hại nhưng thói quen nói dối sẽ trở thành “bệnh” mãn tính với trẻ sau này.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ
- Trẻ phản ứng với điều gì đó một cách không dễ dàng, hành động đó diễn ra thường xuyên và lặp lại liên tục trong cuộc sống hàng ngày.
- Một số triệu chứng mà bạn cần chú ý nhất là khi bé có những hành vi bất thường như khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, phản ứng tiêu cực, thái quá với các sự việc nhỏ.
- Trẻ đột nhiên ủ rũ, khó chịu hay nhăn nhó, thậm chí trẻ thu mình khi đến lớp, cảm thấy bị cô lập trong đám đông hay không hào hứng tham gia các sự kiện.
Hậu quả nguy hiểm của chứng rối loạn hành vi ở trẻ
Nhẹ: Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ, có nghĩa là trẻ có rất ít hoặc thậm chí không có các hành vi bất thường để có thể chẩn đoán được. Rối loạn hành vi của trẻ chỉ gây ra những thiệt hại rất nhỏ cho người xung quanh. Các vấn đề ở mức độ nhẹ thường gặp ở trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm nói dối, trốn học và đi chơi qua đêm mà không được sự cho phép của bố mẹ.
Vừa: Con bạn sẽ có các triệu chứng ở mức độ vừa khi trẻ gặp phải một số vấn đề về hành vi. Hành vi của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng vừa hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác. Những hành vi được coi là rối loạn ở mức độ vừa bao gồm phá hoại và trộm cắp.
Nặng: Nếu những hành vi của trẻ vượt quá những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán. Những hành vi của trẻ sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho người khác, ví dụ như cưỡng hiếp, sử dụng vũ khí hoặc bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác.
Công ty TNHH SNO
435 An Dương Vương, P.11, Q.6
Tel : 028 62900030 - 028 7542336
Web : www.babyguard.vn Mail: info@fujisno.com
GCN ĐKKD số : 0313643802 do SKH&ĐT Tp.HCM
Cấp ngày 29/01/2016