Sử dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh – Nên hay không?

 Trẻ sơ sinh thường trải quan giai đoạn vặn mình, gồng mình khi ngủ, việc này vừa khiến mẹ chăm bé khó khăn hơn mà chính bản thân bé cũng rất tội nghiệp. Nếu tình trạng vặn mình kéo dài, các bậc cha mẹ chớ chủ quan nhé, vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Các mẹ có bé trong giai đọan này cần tìm cách “giải cứu” cho bé yêu một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên có nên thử áp dụng một số mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hay không vẫn còn là ẩn số. Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp chính xác ngay sau đây.

Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vặn mình, rướn, gồng mình khi ngủ là một trong những hiện tượng thường thấy và được cho là bình thường, một thời gian là hết. Nhưng chỉ có những mẹ nuôi dạy con trong giai đoạn này mới thấu hiểu được sự vất vả khi chăm bé cũng như việc trông thấy bé vặn, rướn mình khổ sở đến thế nào. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, ngủ không ngon giấc, tu ti cũng khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Một số mẹo dân gian chữa vặn mình

Hiện nay có rất nhiều cách để “trị” chứng rướn, vặn mình này, trong đó việc sử dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được ưa chuộng nhất bởi hầu hết đều tin tưởng vào những gì trong dân gian đã kiểm nghiệm và truyền lại từ bao đời nay.

Một số vùng có quan niệm là trẻ vặn mình chứng tỏ trẻ đang lớn, đang phát triển đúng nhịp sinh học vốn có, một số vùng khác lại cho rằng trẻ vặn mình do chưa quen với môi trường bên ngoài, vì vốn trước đó trẻ trong bụng mẹ chật hẹp…

Một số quan niệm khác lại cho rằng việc trẻ bị rướn, vặn mình là do ở lưng trẻ mọc nhiều lông, khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Nên việc chữa trị sẽ dùng như là lấy lá trầu không chà lưng bé, hoặc lấy lá bánh tẻ đặt lên da bé, khi giặt đồ của trẻ tránh vắt kiệt nước mà chỉ nắm nắm cho ráo để hạn chế chứng vặn mình ở trẻ…

Có nên áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hay không?

Những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh này vốn chưa được kiểm định và chứng thực, nhưng nó cũng không hẳn là sai và không làm tổn hại đến các bé. Mặc dù vậy, nếu không tìm ra đúng nguyên nhân khiến trẻ vặn mình sẽ không thể chữa trị đúng cách và hiệu quả được.

Lý giải của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về tình trạng vặn mình ở trẻ

Theo những nghiên cứu gần đây về các vấn đề phát triển ở trẻ sơ sinh đã chứng minh được rằng việc trẻ hay bị rướn, vặn mình là do trẻ bị thiếu canxi, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chân tay nhức mỏi, buộc trẻ phải vươn, gồng lên rồi đỏ mặt tía tai, khóc và khó ngủ.

Tình trạng thiếu canxi là do trước đây khi trong thai trẻ được mẹ nuôi dưỡng và cung cấp canxi qua nhau thai, nhưng sau khi mới sinh ra, vào giai đoạn này trẻ rất cần có canxi để xương khớp cứng cáp hơn nên dễ dàng bị thiếu hụt. Từ đó dẫn đến tình trạng vặn mình, gồng mình và dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Chính vì vậy, nếu cứ áp dụng theo các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh vốn sẽ không giúp gì được cho các bé và nếu cứ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cách khắc phục tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Trên thực tế đã có những trường hợp vặn, rướn nhiều trong thời gian dài khiến chiếc rốn non nớt bị sưng lồi ra, bé phát triển kém, chân tay biến dạng, chậm mọc răng, rụng tóc hoặc nghiêm trọng có thể gây co thắt thanh quản và dẫn đến tử vong. Vậy nên, cách tốt nhất là cần bổ sung canxi cho con một cách hiệu quả.

Hãy bỏ qua những mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, đây mới là những cách chuẩn khoa học, mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé yêu của bạn:

1. Thường xuyên cho bé tắm nắng lúc sáng sớm, lúc nắng còn dịu (trước 9h) để trẻ hấp thụ tốt nhất nguồn vitamin D, loại vitamin này sẽ giúp chuyển hóa canxi, trẻ sẽ hấp thụ canxi tốt hơn. Thời gian tắm nắng khoảng 10 – 15 phút/ngày, khi tắm mẹ nên cởi bớt quần áo cho bé.

Với cách này, mẹ có thể thực hiện liên tục cho tới khi bé lớn rất tốt.

2. Sau sinh mẹ vẫn nên bổ sung thêm canxi kết hợp ăn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi để bé được hấp thụ thông qua sữa mẹ một cách hiệu quả nhất.

3. Mẹ có thể bổ sung vitamin D mỗi ngày cho bé với lượng chỉ định và có sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ để đảm bảo trẻ được hấp thu canxi hiệu quả, loại bỏ nhanh chứng vặn mình khó chịu.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

Công ty TNHH SNO

435 An Dương Vương, P.11, Q.6

Tel : 028 62900030 - 028 7542336

Web : www.babyguard.vn Mail: info@fujisno.com

GCN ĐKKD số : 0313643802 do SKH&ĐT Tp.HCM

Cấp ngày 29/01/2016