Các bệnh liên quan đến nhiệt ở trẻ em

 Những ngày hè nắng nóng lại thường mang đến những hoạt động ngoài trời thú vị cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và thanh niên. Do vậy, trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến nhiệt. Làm thế nào để giúp con trẻ và thanh thiếu niên được an toàn khi hoạt động dưới trời nắng nóng.

 Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương

Trẻ em và thiếu niên khi vui chơi ngoài trời có thể không nhận ra các triệu chứng của bệnh liên quan đến nhiệt.Trẻ không nhận ra rằng mình cần nghỉ ngơi hoặc uống đủ nước.Ngoài ra, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ phải dựa vào người khác để tăng tốc hoạt động và giữ cho trẻ mát và bù bồi hoàn nước.Thanh thiếu niên, đặc biệt là các vận động viên trẻ có thể nghĩ rằng họ có thể đẩy mạnh mọi thứ mình muốn thắng cả sức nóng và bỏ qua các triệu chứng.Chính vì vậy, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ chính là đối tượng nguy cơ của những bệnh liên quan đến nhiệt. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa, bù dịch kịp thời, đầy đủ dễ dẫn tới nguy cơ chấn thương do nhiệt.

Quan sát trẻ cẩn thận trong thời tiết nóng.Trẻ có thể nhanh chóng mất dịch cơ thể thông qua mồ hôi, có thể dẫn đến mất nước.

Mất nước ở trẻ em

Nguyên nhân mất nước:

Trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị mất nước trong thời gian thời tiết nóng do đổ mồ hôi và không uống đủ nước. Ngoài ra, nguyên nhân mất nước cũng có thể do:
- Có nhiều hoạt động thể chất hoặc tập thể dục.

- Chơi ngoài nắng nóng.

- Bị sốt cao.

- Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng.

- Ăn hoặc uống không đủ.

- Ít đi vệ sinh hơn bình thường.

- Lưỡi và miệng khô.

Làm gì khi trẻ bị “sốc nhiệt”?

Khi con bạn bị chuột rút do nhiệt hay say nắng, bạn nên ngay lập tức:

- Đưa trẻ ra khỏi hoạt động ngoài trời mà chúng đang chơi hoặc tham gia.

- Tránh ánh nắng trực tiếp.

- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc chất lỏng có chất điện giải.
Nếu có những dấu hiệu này, cách điều trị tốt nhất là cho trẻ uống nước hoặc dung dịch bù nước đường uống (như Hydrite hoặc Pedialyte). Nếu trẻ từ chối, thử pha loãng nước táo hoặc sữa bình thường trẻ uống.Không cho đồ uống có đường như nước ngọt hoặc đồ uống thể thao vì điều này có thể càng làm tình trạng mất nước tồi tệ hơn.

Dấu hiệu trẻ mất nước nặng:

- Rất khát.

- Vẻ mệt mỏi và thờ ơ.

- Trông nhợt nhạt và mắt trũng sâu.

- Có ít nước mắt hơn bình thường.

- Bức rức, buồn ngủ.- Thở nhanh hơn bình thường và nhịp tim nhanh (mạch).

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng phải đưa trẻ đi khám ngay hoặc đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.

Ba nhóm loại chính của bệnh liên quan đến nhiệt

Điều quan trọng là cha mẹ hoặc người giám hộ phải nhận ra các bệnh liên quan đến nhiệt khi nào ảnh hưởng đến con và cách điều trị hiệu quả.

Tuyệt đối KHÔNG


Không bao giờ để trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em trong một chiếc xe đang đậu, ngay cả khi cửa sổ đang mở. Ngay cả khi cảm thấy mát mẻ bên ngoài, trong xe hơi có thể nóng lên rất nhanh đến nhiệt độ nguy hiểm. Để cửa sổ xe mở vẫn chưa đủ - nhiệt độ bên trong xe có thể tăng gần 6 - 70C trong vòng 10 phút đầu tiên, ngay cả khi cửa sổ đang mở.

Sức nóng

Chuột rút do nhiệt/phù/ngất - Đây là những bệnh nhẹ nhấttrong ba nhóm liên quan đến nhiệt.

(Heat cramps) chuột rút do nhiệt là phổ biến ở trẻ em và vận động viên trẻ. Triệu chứng thường gặp là đau cơ, đau và co thắt.

(Heat Edema) phù nhiệt - Đây thường là kết quả của việc không quen với nhiệt độ nóng/ẩm. Triệu chứng thường gặp là sưng tay và chân.

(Heat Syncope) nhiệt ngất - Điều này do việc quá nóng và uống ít nước và muối. Các triệu chứng bao gồm da xanh xao nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu.

Kiệt sức do nhiệt Heat Exhaustion - Điều này là nặngvà là kết quả của việc mất nước và muối từ cơ thể do đổ mồ hôi quá nhiều. Kiệt sức do nhiệt xảy ra trong điều kiện nhiệt độ quá cao cực kỳ nóng mà không bù đầy đủ dịch và muối. Nếu kiệt sức do nhiệt không được điều trị, nó có thể phát triển thành say nắng heat stroke. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi cực độ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, mạch nhanh, da xanh xao nhợt nhạt hoặc da đỏ ửng và toát mồ hôi. Điều trị bao gồm chỉ định uống nước mát bù, sử dụng quạt, môi trường mát hơn hoặc lạnh.

Đột quỵ nhiệt Heat Stroke - Điều này cực kỳ nghiêm trọng. Nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh đến độ cao quá mức và cơ thể không thể hạ nhiệt. Đột quỵ vì nóng là một cấp cứu đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Triệu chứng thường gặp là nhiệt độ cơ thể cao hơn 400C, hạ huyết áp, mất phương hướng, mất ý thức, co giật. Điều trị bao gồm chăm sóc tại khoa cấp cứu, như: chườm túi nước đá, dịch truyền tĩnh mạch và thường được chuyển đến một đơn vị hồi sức tích cực.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mùa nắng nóng


Vào những ngày nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ, sáng màu. Đảm bảo trẻ uống đủ nước. Cho trẻ lớn uống thường xuyên trong ngày.Nước đun sôi là tốt nhất. Nhằm mục đích cho trẻ uống khoảng 1 đến 1,5l/ ngày (1- 6 ly) mỗi ngày. Nếu trẻ đang tuổi bú, cho bé bú thường xuyên theo yêu cầu trong mùa nóng. Bú có thể thường xuyên hơn bình thường. Nhằm để đủ nước có khi thêm cả uống nước mỗi khi ăn nếu cần. Nếu trẻ bú bình, cũng có thể cần cho bú tăng số lượng.Trẻ hơn sáu tháng tuổi có thể được cho uống từng lượng nhỏ nước chín, sau hoặc giữa bữa bú.Tránh đồ uống rất lạnh hoặc đồ uống có quá nhiều đường. Không bao giờ để trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em trong một chiếc xe đang đậu, ngay cả khi cửa sổ đang mở. Ngay cả khi cảm thấy mát mẻ bên ngoài, trong xe hơi có thể nóng lên rất nhanh đến nhiệt độ nguy hiểm. Để cửa sổ xe mở vẫn chưa đủ - nhiệt độ bên trong xe có thể tăng gần 6 - 7oC trong vòng 10 phút đầu tiên, ngay cả khi cửa sổ đang mở. Vì vậy, trẻ bị bỏ mặc trong xe ô tô đang đậu có nguy cơ bị say nắng ở mức độ nghiêm trọng nhất và có thể tử vong.

BS.CKII ĐẶNG THỊ KIM HUYÊN

 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

Công ty TNHH SNO

435 An Dương Vương, P.11, Q.6

Tel : 028 62900030 - 028 7542336

Web : www.babyguard.vn Mail: info@fujisno.com

GCN ĐKKD số : 0313643802 do SKH&ĐT Tp.HCM

Cấp ngày 29/01/2016